Điều tra dư luận về kết quả thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Thứ tư - 20/03/2024 05:00 344 0
Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ phối hợp Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức triển khai điều tra về kết quả thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân… trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Theo đó, cuộc điều tra được tổ chức triển khai tại một số đơn vị, địa phương với 140 phiếu xin ý kiến, gồm các nội dung như: nhận định của cá nhân đối với thực tiễn của đất nước ta trong những năm qua, về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đã được coi trọng; tương xứng với phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác hay đã đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đánh giá mức độ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam về: việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; giáo dục đạo đức, lối sống và nhân cách cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; xây dựng và phát huy lối sống vì cộng đồng, tập thể trong Nhân dân; giáo dục ý thức tự trọng, tự chủ, tuân thủ pháp luật; Giáo dục nghệ thuật nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho Nhân dân; nhiệm vụ nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam; công tác đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, hành vi tiêu cực; công tác phát huy giá trị, nhân tố tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng; các hoạt động từ thiện, nhân đạo, trợ giúp người nghèo, khó khăn; xây dựng môi trường văn hóa trong Đảng, văn hóa trong gia đình, văn hóa trong nhà trường, văn hóa trong xã hội, văn hóa trong doanh nghiệp, doanh nhân;… tại cơ quan, đơn vị và địa phương thời gian qua; nhận xét của cá nhân về những vấn đề, biểu hiện trong: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ nhất là việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp của Đảng về văn hóa; giá trị văn hoá truyền thống bị mai một, biến tướng, cái xấu lấn át cái tốt; sản phẩm văn hoá (báo chí, điện ảnh, âm nhạc, văn học, nghệ thuật…) chất lượng thấp, chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách; các sản phẩm văn hóa chưa được xuất khẩu ra nước ngoài để thu lợi nhuận; lợi dụng văn hoá tín ngưỡng, tâm linh để trục lợi, truyền bá mê tín dị đoan; hoạt động văn hoá nặng về bề nổi, phô trương, hình thức, chạy theo danh hiệu, phong trào; môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực; sự xâm nhập của các loại hình, sản phẩm văn hoá ngoại lai độc hại, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục; di sản văn hoá truyền thống bị xâm hại, thậm chí bị biến tướng, phục vụ cho các mục đích thương mại; sự nghèo nàn, đơn điệu trong các hoạt động sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân; đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn nghèo nàn; khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giai tầng xã hội còn lớn; tình trạng thiếu hụt các tác phẩm, công trình văn hoá có giá trị tư tưởng và nghệ thuật mang tầm thời đại; các tác phẩm văn học, nghệ thuật thiếu tính cách mạng, tính chiến đấu; các phim điện ảnh bị thương mại hóa; gian lận, dối trá, đạo đức giả, bệnh thành tích; thiếu khát vọng, phát triển đất nước; không trung thực, sẵn sàng “bẻ cong” sự thật; coi thường luật pháp, kỷ cương, phép nước; văn hóa ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội có biểu hiện xuống cấp trầm trọng; trí thức, văn nghệ sỹ thờ ơ với chế độ, với thời cuộc; giới trẻ sống thiếu lý tưởng, hoài bão, khủng hoảng giá trị;…gây băn khoăn, lo lắng, bức xúc trong Nhân dân.

Bên cạnh đó, đánh giá của cá nhân đối với các giá trị, phẩm chất của người cán bộ, đảng viên về: Tinh thần tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo; luôn xác định chăm lo cuộc sống no ấm, hạnh phúc của Nhân dân là mục tiêu, lý tưởng sống của bản thân; có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; trọng dân, gần dân; cán bộ, đảng viên không né tránh, không đùn đẩy, không sợ trách nhiệm trong thực hiện công việc; tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết tâm trong phòng, chống tham nhũng; lối sống giản dị, trung thực, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;… đang được thể hiện như thế nào trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đánh giá về các hoạt động: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đánh giá, xếp danh hiệu làng (thôn, bản, khu dân cư, tổ dân phố…) văn hoá; xếp danh hiệu gia đình văn hoá; hoạt động của nhà văn hoá xã (phường, thị trấn…); Hoạt động của nhà văn hoá thôn (bản, ấp, cụm, tổ dân phố…); Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng; việc xây dựng và duy trì nếp sống văn hóa, văn minh nhất là trong việc cưới, việc tang, việc lễ hội;… ở địa phương thời gian qua. Nhận định về nguyên nhân nào: Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa như một “ngành kinh tế” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội còn khá mờ nhạt; chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách để phát triển công nghiệp văn hóa nhằm tạo ra khung pháp lý và khuyến khích sự phát triển của các ngành sản xuất văn hóa trong bối cảnh mới; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa chưa phong phú, đa dạng, chưa thu hút sự quan tâm, sử dụng; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa thiếu tính sáng tạo; các mô hình thử nghiệm về không gian sáng tạo, kinh doanh khởi nghiệp chưa nhận được sự quan tâm đúng mức; các hoạt động xúc tiến thương mại trong việc mua, bán các sản phẩm dịch vụ văn hóa chưa được đẩy mạnh; thị trường văn hóa còn manh mún, tự phát, không chuyên nghiệp chưa được xây dựng và định hình; các doanh nghiệp chưa quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực văn hóa; việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong công nghiệp văn hóa chưa được quan tâm đẩy mạnh;… làm các sản phẩm, dịch vụ văn hóa chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế.

Ngoài ra, cá nhân còn nhận định nỗ lực xây dựng xã hội số của Chính phủ hiện nay (gồm kinh tế số, xã hội số, công dân số), thì Đảng và Nhà nước cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề: Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về văn hóa số; xây dựng quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân của một nền văn hóa số; xây dựng hệ giá trị, hệ sinh thái chung phù hợp gồm kinh tế số, xã hội số, văn hóa số và công dân số; rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về văn hóa số; đầu tư nguồn nhân lực cho văn hóa số; học tập kinh nghiệp quốc tế về xây dựng môi trường văn hóa số; chú trọng trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong môi trường văn hóa số;… vấn đề nào trong phát triển văn hóa số. Cùng với nhận định những hạn chế, bất cập trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời gian qua là những nguyên nhân cơ bản nào: Nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chưa đầy đủ, sâu sắc; trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa chưa cao; việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm minh, thiếu công bằng; việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; sự phát triển của mạng xã hội khiến cho việc kiểm soát ứng xử văn hóa trên mạng còn hạn chế; tư duy phát triển kinh tế bằng mọi giá; ảnh hưởng của quá trình hội nhập, với sự xâm lăng của các giá trị văn hoá ngoại lai; tình trạng yếu kém trong giáo dục đạo đức, lý tưởng, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ; sự xáo trộn, đứt gẫy hệ giá trị văn hoá (giá trị cũ bị mai một, giá trị mới chưa hình thành đầy đủ); công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập; cán bộ, đảng viên nhất là những người lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến địa phương thiếu gương mẫu, thậm chí tiếp tay cho những hành vi trục lợi, phản văn hoá;…

Điều tra dư luận xã hội nhằm có những thông tin khách quan, trung thực về suy nghĩ, nhận định của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước thực hiện phục vụ cho tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; từ đó, đề xuất những kiến nghị cũng như các giải pháp để việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Lê Phương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây