Theo đó, cuộc điều tra được tổ chức triển khai tại một số đơn vị, địa phương với số lượng là 110 phiếu xin ý kiến, gồm các nội dung như: mức độ quan tâm của cá nhân đối với tình trạng “né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm” khi thực hiện nhiệm vụ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay? Đánh giá của cá nhân đối với những biểu hiện như: Không ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách, vấn đề lớn, khó, phức tạp và nhạy cảm; không chủ động tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền; tìm cách đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc chuyển việc sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác; không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời đối với các vấn đề bức xúc của Nhân dân; người đứng đầu đùn đẩy, né tránh, giao cho cấp phó giải quyết công việc; tham mưu lòng vòng, không nêu rõ quan điểm, chính kiến; công việc có lợi ích mới làm, không có lợi ích thì không làm; lựa chọn việc dễ, việc nhàn để làm, việc khó đẩy cho người khác;… đã xuất hiện trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Đồng thời, đánh giá của cá nhân đối với công tác quản lý nhà nước hiện nay, trong các lĩnh vực như: Tư pháp (toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án); đấu thầu; giao thông, xây dựng; văn hóa, xã hội; y tế; giáo dục; công tác quản lý sử dụng ngân sách, tài chính công, mua sắm trang thiết bị; cung cấp dịch vụ công; khoa học và công nghệ; Quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; công tác tổ chức - cán bộ;… lĩnh vực nào thường xảy ra tình trạng cán bộ, đảng viên “né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm”? Và những đối tượng cán bộ, đảng viên gồm: Người đứng đầu, cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị, địa phương; người có trách nhiệm chủ trì thực thi công vụ; người có nhiệm vụ phối hợp trong thực thi công vụ; cán bộ sắp nghỉ hưu; cán bộ không trong quy hoạch, bổ nhiệm, phát triển lên vị trí cao hơn;… cán bộ nào thường xảy ra tình trạng “né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm” nhiều.
Ngoài ra, cá nhân nhận định việc chấn chỉnh các biểu hiện “né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm” trong cán bộ, đảng viên đã được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền được quan tâm như thế nào. Và các nguyên nhân như: Nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ còn hạn chế; tâm lý sợ sai, sợ liên đới trách nhiệm, sợ vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên; chưa có quy định đánh giá, xử lý tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; một số văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản dưới luật thiếu thống nhất rõ ràng, chồng chéo; trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm của cán bộ hạn chế; công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền chưa sâu sát, kịp thời; người đứng đầu chưa thực sự nêu gương, chưa thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ;… nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng “né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm” trong cán bộ, đảng viên thời gian qua. Và để khắc phục tình trạng “né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, những việc làm như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cần ban hành quy định, chế tài xử lý cán bộ, đảng viên có các biểu hiện né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản dưới luật bảo đảm thống nhất, rõ ràng, tránh chồng chéo; tăng cường quản lý, đánh giá cán bộ, đảng viên trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; … việc làm nào cần được coi trọng trong thực hiện.
Điều tra dư luận xã hội nhằm có những thông tin khách quan, trung thực về suy nghĩ, nhận định của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hiệu quả tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong giải quyết công việc thời gian tới.
Lê Phương