Theo đó, cuộc điều tra được tổ chức triển khai tại một số đơn vị, địa phương với số lượng là 130 phiếu xin ý kiến, gồm các nội dung như: cá nhân quan tâm như thế nào đến việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin ở nước ta thời gian qua; cá nhân đánh giá việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin ở địa phương, cơ quan nơi mình sinh sống, làm việc thời gian qua; đánh giá việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin ở nước ta về các nhiệm vụ như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; xây dựng Chính phủ điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các ngành, các lĩnh vực bảo đảm tính thiết thực và có hiệu quả cao; thúc đẩy chuyển đổi số, từng bước chuyển sang mô hình kinh tế số và xã hội số;… thời gian qua, nhiệm vụ nào đã đạt được kết quả đạt đươc.
Đồng thời, đánh giá của cá nhân đối với việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như: Dân cư (công tác dân số, hộ tịch, tư pháp); đất đai, tài nguyên - môi trường; lao động, việc làm; hành chính và cải cách thủ tục hành chính; chính sách xã hội (người có công, hộ nghèo, người già neo đơn, không nơi nương tựa…); khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; bảo hiểm (bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp); kinh tế, tài chính, thuế, ngân hàng; xây dựng và trật tự đô thị; giao thông, vận tải; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông… đã mang lại hiệu quả ra sao; việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.
Ngoài ra, cá nhân đánh giá công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin ở nước ta thời gian qua; về công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; nhận định của cá nhân về việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nơi mình sinh sống và làm việc đang gặp những khó khăn, hạn chế như: Các thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin còn khó sử dụng đối với một bộ phận Nhân dân; tốc độ kết nối mạng internet, mạng thiết bị di động còn chậm, công nghệ còn lạc hậu, giá thành sử dụng dịch vụ còn cao so với mức sống của người dân; việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn;… trong thời gian qua và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Điều tra dư luận xã hội nhằm có những thông tin khách quan, trung thực về công tác ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Từ đó, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm góp phần tạo hiệu quả tích cực trong việc công tác ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
Lê Phương