Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là: Phát triển chính quyền số phục vụ người dân, doanh nghiệp, phục vụ chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước; phát triển kinh tế số với trọng tâm là doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực; phát triển xã hội số hỗ trợ người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ công, đào tạo, tri thức. Thành phố Cần Thơ phấn đấu thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt. Cùng với mục tiêu cụ thể là:
(1) Về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động: 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt tỷ lệ tối thiểu 95%; Hồ sơ trực tuyến toàn trình của các dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ tối thiểu 60%; 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến; Số hóa 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống thông tin báo cáo của thành phố; 100% các sở, ban, ngành, địa phương cung cấp dữ liệu mở theo Danh mục Dữ liệu mở của thành phố; Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) cấp tỉnh đạt 90%; cấp huyện đạt 80%; cấp xã đạt 60%; Tỷ lệ phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước đạt 100%, tỷ lệ triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ của các cơ quan nhà nước đạt 100%; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản, kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; 100% Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được trang bị đầy đủ thiết bị CNTT (máy quét mã QR, máy scan, máy in...) phục vụ Đề án 06, chuyển đổi số;...
(2) Về phát triển kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trên GDP đạt tối thiểu 20%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; 100% trung tâm thương mại; 80% cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, bản lẻ hàng hóa tại các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng triển khai giải pháp hóa đơn điện từ khởi tạo từ máy tính tiền để chống thất thu thuế, thất thu ngân sách; 99% doanh nghiệp nộp thuế điện tử; Đưa Khu Công nghệ thông tin tập trung Cần Thơ đi vào hoạt động hiệu quả.
(3) Về phát triển xã hội số: Tỷ lệ dân số trưởng thành được cấp chứng thư chữ ký số, chứng thư chữ ký điện tử đạt trên 50%; 100% số hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn có khả năng tiếp cận dịch vụ Internet cáp quang băng rộng; Tỷ lệ triển khai học bạ số đối với học sinh đạt 100%; Tỷ lệ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID đạt 100%; 80% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; 70% người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản; 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Theo Kế hoạch kinh phí thực hiện được chi từ nguồn ngân sách là: 150,327,674,000 đồng; trong đó, nguồn đầu tư phát triển là: 94,100,000,000 đồng và nguồn sự nghiệp là: 56,227,674,000 đồng.
Lê Phương