Điều kiện trừ diệt địch quân phải là điều kiện nhân hòa

Thứ ba - 04/10/2022 12:38 249 0
“Điều kiện trừ diệt địch quân phải là điều kiện nhân hòa. Trong hai phe giao chiến, phe nào có đầy đủ điều kiện nhân hòa là phe ấy thắng. Chỉ phe nào vì chính nghĩa mà chiến đấu, phe ấy mới có đủ điều kiện nhân hòa”.
4 10 bac
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước ngày 14-9-1946. . Ảnh nguồn baoquankhu4.com.vn.

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài “Chiến đấu vì chính nghĩa”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 427, ra ngày 06 tháng 12 năm 1946.

Đây là thời điểm nước ta vừa mới giành được độc lập và chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Quan điểm xuyên suốt của Hồ Chí Minh là trong chiến tranh, không phải cứ nước lớn, đông dân, lắm quân, nhiều tiền, tiềm lực kinh tế, quân sự dồi dào, thì sẽ hình thành thế và lực mạnh hơn đối phương để giành thắng lợi. Vấn đề là phe nào “có đầy đủ điều kiện nhân hòa” là phe ấy thắng; tuy nhiên, để “có đầy đủ điều kiện nhân hòa”, thì phe ấy phải “vì chính nghĩa mà chiến đấu”. Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tư duy chiến lược trong xem xét, đánh giá so sánh đúng lực lượng địch và ta, làm cơ sở để hạn chế chỗ mạnh và khoét sâu chỗ yếu của chúng, bồi dưỡng và phát triển lực lượng của ta, nhằm tạo ra tình hình so sánh lực lượng có lợi cho ta, làm cho địch càng đánh càng yếu, ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng to. Thấm nhuần lời dạy của Bác, quân và dân ta đã tiếp thu, vận dụng thành công trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong tương lai, nếu chúng ta buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì cho dù kẻ thù có ưu thế về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự nhưng yếu tố “nhân hòa” vẫn là cơ sở vững chắc tạo nên sức mạnh tổng hợp để quân và dân ta chiến thắng.

Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có những thuận lợi mới, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Lời dạy của Bác vẫn giữ nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải thường xuyên coi trọng xây dựng, phát huy sức mạnh yếu tố “nhân hòa”, tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong đó, cốt lõi nhất là phải ra sức củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ; chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc.
BS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây