Theo đó, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện như: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ đạo rà soát, đề xuất, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030. Đảm bảo đủ nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia và Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 trên địa bàn thành phố. Ưu tiên bố trí cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, nơi giao dịch, tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Ngân hàng Chính sách xã hội. Hằng năm, nguồn vốn ngân sách địa phương (thành phố và quận, huyện) ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố và quận, huyện để cho vay, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước (tối thiểu 20%) và đến năm 2030 chiếm tối thiểu 30% tổng nguồn vốn. Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội là định chế tài chính công, tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các nhiệm vụ triển khai thực hiện phải bám sát nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khả thi, gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Tăng cường vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Bố trí nguồn lực ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện tốt các chương trình liên quan đến tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách và tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội nâng cao năng lực và thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.
Thảo Ngô