Theo đó, ngày 31/8/2022, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn số 1359/TTCP-C.IV về điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của thành phố Cần Thơ (Công văn số 1359/TTCP-C.IV), từng lúc, từng nơi vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, đồng thời, tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, trọng tâm là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 399/QĐ-TTCP ngày 20/7/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Bộ chỉ số và Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Công văn số 278-CV/TU ngày 06/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.
Thứ hai, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện, nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo Bộ chỉ số và Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Tổng Thanh tra Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố nếu buông lỏng quản lý, tiếp tục để xảy ra các tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Chính phủ nêu tại Công văn số 1359/TTCP-C.IV.
Thứ ba, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Tăng cường trách nhiệm, chủ động phối hợp chặt chẽ với Thanh tra thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai, thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là thực hiện đầy đủ Bộ chỉ số và Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Tổng Thanh tra Chính phủ. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót, đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước...
Thứ tư, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 14-CT/TU ngày 07/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự, Thanh tra, Ủy ban Kiểm tra các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác thu hồi tài sản tham nhũng, đồng thời, phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Thứ năm, giao Ban Nội chính Thành ủy chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Công văn chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy để kịp thời chỉ đạo.
PV