Ban Tuyên giáo Thành ủy khảo sát tình hình thực hiện văn hoá ứng xử trong trường học

Thứ tư - 19/10/2022 12:39 264 0
Trong 2 ngày 18 và 19/10/2022, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Đoàn khảo sát tình hình thực hiện văn hoá ứng xử trong trường học trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tại Trường THCS Giai Xuân (huyện Phong Điền), Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Ninh Kiều) và Trường THCS Hưng Phú (quận Cái Răng). Đồng chí Trần Hồng Thắm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ làm Trưởng đoàn; đồng chí Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng đoàn; cùng các thành viên đại diện Công an thành phố, Sở Văn hoá, Thể thảo và du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành đoàn, Phòng Khoa giáo - Văn xã Văn phòng UBND và Phòng Khoa giáo Ban Tuyên giáo Thành ủy.
2 1
Đồng chí Trần Hồng Thắm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Trưởng đoàn cùng các thành viên khảo sát tại Trường THCS Hưng Phú, Quận Cái Răng.

Qua khảo sát, đoàn đã ghi nhận bước đầu một số kết quả tích cực, cụ thể: 100% các trường đều xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử trong trường học (như Trường THCS Hưng Phú đã tóm tắt 9 Quy tắc ứng xử của học sinh và 9 Quy tắc ứng xử của giáo viên in dán ở góc các dãy phòng học giúp học sinh, giáo viên có ý thức trong thực hiện); 100% cán bộ giáo viên được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về văn hoá ứng xử; 100 % giáo viên  tích hợp, đổi mới nội dung triển khai lồng ghép giáo dục văn hóa học đường trong các chương trình giáo dục ngoại khóa, các mô hình dạy học phù hợp; 100% học sinh các cấp được tham gia học tập, thực hành trải nghiệm và được nâng cao các kỹ năng sống, thường xuyên, phù hợp với thực tiễn cuộc sống; - 100% các trường phổ thông thành lập tổ tư vấn tâm lý cho học sinh; 100% viên chức phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh được quan tâm tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ; 100% cơ sở giáo dục triển khai Luật An ninh mạng bằng nhiều hình thức như: lồng ghép vào môn Giáo dục công dân, niêm yết bảng tin, sinh hoạt chuyên đề dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa; trên 90% cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong  tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; trên 90% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà  trường.…

Ngoài ra, đoàn đã được tìm hiểu nhiều mô hình, cách làm hay như: Xây dựng Trường học hạnh phúc; Hộp thư “điều em muốn nói”; mô hình “Nói lời hay, cử chỉ đẹp”… điển hình như Trường THCS Đoàn Thị Điểm đã tổ chức mô hình hộp thư điều em muốn nói, từ đầu năm đến nay đã thu nhận trên 150 thư của các em bày tỏ tâm tư nguyện vọng, phản ánh các sự việc xảy ra trong trường đến giáo viên và lãnh đạo nhà trường, qua đó giúp hội đồng sư phạm nhà trường có nhiều biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khó khăn, uốn nắn các hành vi lệch chuẩn của học sinh…
 
2 2

Tuy nhiên, qua các buổi khảo sát, đoàn cũng nhận được phản ánh những khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong thực hiện văn hoá ứng xử, đó là: Vẫn còn tình trạng một số ít cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động và học sinh thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học chưa đầy đủ; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học của một số cơ sở giáo dục chưa thường xuyên. Tình hình sân bãi, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở một vài trường vẫn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Còn tình trạng học sinh không quan tâm thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử; vẫn còn tình trạng học sinh tụ tập, đánh nhau xảy ra ở một vài nơi.

Tại các buổi khảo sát, đồng chí Trần Hồng Thắm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Trưởng đoàn ghi nhận các kết quả đạt được, những kiến nghị đề xuất của địa phương như: cần có Đảng văn của Thành ủy chỉ đạo cấp ủy địa phương nâng cao chất lượng thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học; nghiên cứu tổ chức liên hoan các mô hình hay về ứng xử trong trường học gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Văn hoá ứng xử nhằm tạo cơ hội để các địa phương chia sẻ, học hỏi các mô hình, kinh nghiệm hay; cũng như đánh giá cao công tác phối hợp giữa Công an thành phố, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ngành văn hoá… Đồng chí Trần Hồng Thắm thông tin thêm: Sau đợt khảo sát, Đoàn sẽ tổng hợp kiến nghị Thường trực Thành ủy ban hành Đảng văn nhằm tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện văn hoá ứng xử tại trường học trên địa bàn thành phố.
Tin, ảnh: Ngọc Quy
* Tình hình hoạt động nắm bắt, nghiên cứu, điều tra dư luận xã hội  9 tháng năm 2022

Trong 9 tháng năm 2022, bám sát hướng dẫn của Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, công tác nắm bắt, nghiên cứu, điều tra dư luận xã hội đã được Ban Tuyên giáo Thành ủy triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội đã kịp thời nắm bắt, phản ánh, tham mưu định hướng tình hình dư luận xã hội; đồng thời, tuyên truyền sâu rộng các sự kiện quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước, của thành phố đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Hiện nay, thành phố có 2.418 cộng tác viên dư luận xã hội các cấp; trong đó, cấp Trung ương là 01 đồng chí; cấp thành phố là 30 đồng chí; cấp quận, huyện (tương đương) là 259 đồng chí; cấp xã, phường, thị trấn là 1.519 đồng chí và cấp ấp, khu vực là 609 đồng chí. Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp kịp thời nắm bắt, tập hợp, phân tích, xử lý, phản ảnh tình hình dư luận xã hội tại các địa phương, cơ quan, đơn vị và báo cáo về Ban Tuyên giáo Thành ủy. Bên cạnh đó, chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền như: đăng tải, chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực trên các trang cá nhân (Facebook, Zalo…) và tham gia đấu tranh, phản bác những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước.

Ban Tuyên giáo Thành ủy thực hiện đổi mới phương thức điều tra dư luận xã hội từ hình thức trực tiếp sang hình thức trực tuyến, cụ thể là triển khai khảo sát dư luận xã hội về việc biên soạn Địa chí thành phố Cần Thơ bằng hình thức trực tuyến (qua điện thoại, Zalo) tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố, từ ngày 11/3-18/3/2022, với 1.902 lượt tham gia khảo sát. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Thành ủy còn tích cực phối hợp Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai điều tra dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố về: tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 05-11 tuổi và công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng hình thức trực tuyến (qua điện thoại, internet, tin nhắn, Email, Zalo,…). Tổ chức điều tra bằng hình thức trực tiếp về: Vấn đề đất đai (phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2013); Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới (phục vụ tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong thời gian tới; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;...

Tuy nhiên, công tác dư luận xã hội vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: một số cộng tác viên dư luận xã hội chưa chủ động nắm bắt và phản ánh, báo cáo tình hình dư luận xã hội về những vấn đề, sự việc đột xuất, phát sinh tại địa phương; báo cáo mang tính sự vụ, sự việc, thiếu phân tích chiều sâu và chưa khai thác những thông tin trái chiều; còn tình trạng né tránh, ngại cung cấp thông tin; chưa quan tâm các kiến nghị, giải pháp định hướng dư luận xã hội;...

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy các cấp đã tạo điều kiện cho hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội trong thời gian tới, các địa phương, đơn vị và đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp cần quan tâm tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay; đặc biệt, là kỹ năng nắm bắt, xử lý, phân tích, phản ánh và tham mưu định hướng những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, có tác động, ảnh hưởng đến tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
 
 Hoàng Oanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây