Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch đạt trên 90% số cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP;
trên 98% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đuợc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
trên 98% cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đuợc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
100% cơ sở thẩm định xếp loại C đuợc tái kiểm;
100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại siêu thị, Trung tâm thuơng mại đuợc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Phấn đấu 90% các chợ truyền thống trên địa bàn (trừ các chợ tạm, chợ chua xếp hạng) đuợc kiểm soát ATTP;
Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm > 30 nguời mắc; …
Để việc thực hiện kế hoạch ATTP trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo đảm ATTP của ngành, địa phương, cụ thể như sau:
Đối với công tác chỉ đạo, điều hành:
các cấp chính quyền tăng cuờng lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP theo đúng quy định của pháp luật về ATTP;
các ngành: Y tế, Công Thuơng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch triển khai bảo đảm ATTP đối với lĩnh vực đuợc phân công quản lý...
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATTP cho nguời dân trên địa bàn thành phố; đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP cho nguời quản lý, nguời sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và nguời tiêu dùng; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định, kiến thức về ATTP để nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm ATTP bằng nhiều hình thức, phuơng tiện truyền thông thích hợp
.
Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, lấy mẫu giám sát chất luợng sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo, huớng dẫn của Ban chỉ đạo liên ngành Trung uơng về ATTP năm 2024 và các quy định hiện hành.
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức tốt các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố; góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tiếp tục xây dựng, quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông lâm thủy sản an toàn; thúc đẩy, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (Viet GAP, HACCP, ISO 22000...); duy trì, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn và các mô hình quản lý ATTP, phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn;
thúc đẩy phát triển làng nghề thực phẩm đảm bảo an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP các cấp
, các ngành, cơ quan, đơn vị bố trí đủ nhân lực làm công tác ATTP; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, trách nhiệm, kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, ATTP các tuyến; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tuyến quận, huyện và xã, phường về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra ATTP.
Tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động các quận, huyện,... triển khai thực hiện các hoạt động đảm ATTP theo quy định.