Điều tra dư luận xã hội về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay

Thứ bảy - 05/10/2024 10:04 52 0
Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ phối hợp cùng Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức triển khai điều tra dư luận xã hội về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay trong cán bộ, đảng viên trên địa bàn thành phố.
Theo đó, cuộc điều tra được tổ chức triển khai tại một số đơn vị, địa phương với số lượng là 240 phiếu xin ý kiến, gồm các nội dung như: mức độ quan tâm của cá nhân đối với vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong những năm qua, Đảng, Nhà nước quan tâm như thế nào. Đánh giá của cá nhân những hoạt động của Đảng và Nhà nước như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề về dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc; ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích, triển khai các mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện tự nhiên bản địa, gắn với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái; thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu đúng, đầy đủ về vấn đề dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc; bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc;…trong thời gian qua được thực hiện như thế nào.

Đồng thời, nhận định về mức độ, niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước hiện nay đang có chuyển biến như thế nào. Và so với những năm trước đây, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay được đánh giá như thế nào. Việc đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia, hưởng ứng các hoạt động như: Hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, phát động; hoạt động do các tổ chức đoàn thể, hội tổ chức, phát động; đóng góp ý kiến, kiến nghị đối với chính quyền địa phương; sinh hoạt cộng đồng tại thôn, bản, ấp, cụm, tổ dân phố; các hoạt động cộng đồng, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc cùng sinh sống tại địa phương (lễ hội, hội chợ, ngày tết…); các hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các dân tộc cùng sống tại địa phương giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế - xã hội;… hiện nay như thế nào.

Bên cạnh đó, để người dân tham gia tích cực vào các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, phát động, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần coi trọng những việc làm như: Tăng cường mối liên hệ, gắn bó mật thiết giữa chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở với đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường giao thông, y tế, thông tin liên lạc…);… trong thời gian tới. Cá nhân đánh giá những vấn đề tồn tại, hạn chế như: Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến người dân tộc thiểu số với chính quyền và doanh nghiệp; tình trạng lợi dụng các vấn đề dân tộc để tuyên truyền, chia rẽ khối đại đoàn kết, chống phá Đảng, Nhà nước; tình trạng vi phạm pháp luật, tội phạm là người dân tộc thiểu số; sự chênh lệch, phân hóa giàu, nghèo giữa các dân tộc; Tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa các dân tộc; tình trạng mù chữ, tái mù chữ trong đồng bào dân tộc;… trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số dưới đây đang diễn biến như thế nào so với những năm trước đây.

Ngoài ra, cá nhân đánh giá những nguyên nhân như: Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm, sâu sát đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; điều kiện kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; một số chính sách dân tộc còn chồng chéo, phân tán, thiếu đồng bộ; tình trạng thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên góp phần làm suy giảm niềm tin của đồng bào đối với chính quyền cơ sở; tình trạng thiếu thống nhất, thiếu công bằng trong thực thi các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số;… nguyên nhân nào dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua. Và nhận định vấn đề dân tộc, trong thời gian tới, những vấn đề như: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chính sách dân tộc và việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh việc thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về vấn đề dân tộc trong tình hình mới;… vấn đề nào để triển khai có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng cần được quan tâm, coi trọng.

Điều tra dư luận xã hội nhằm có những thông tin khách quan, trung thực về suy nghĩ, nhận định của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay.
Lê Phương
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây