Cần Thơ thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”

Thứ ba - 28/05/2024 22:41 41 0
Nhằm tiếp tục triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ có hiệu quả. Ngày 24/5/2024, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND về thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2024.
Với mục tiêu chung là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu,

Và mục tiêu cụ thể là: tiêu chuẩn hóa 148 sản phẩm dịch vụ hiện có; phát triển và cũng các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, bao gồm các doanh nghiệp (DN) và Hợp tác xã (HTX); Phát triển thêm sản phẩm tiềm năng: phát triển thêm 20 sản phẩm OCOP 03 sao, 10 sản phẩm 04 sao và phấn đấu có 02 sản phẩm 05 sao. Triển khai nội dung Chương trình OCOP cho 100% cán bộ quản lý nhà nước các cấp và các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP; Đồng thời, đào tạo 100% cán bộ quản lý nhà nước (cấp thành phố và quận, huyện) tham gia Chương trình OCOP; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh.

Để góp phần hoàn thành các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đề ra 07 giải pháp cần thực hiện gồm: tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng cơ chế, chính sách; tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện chu trình OCOP, trong đó triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm và khuyến khích các chủ thể ưu tiên gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm; giải pháp về khoa học công nghệ, vì khoa học công nghệ là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP về số lượng và chất lượng nên cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao; tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP, cần nâng cao vai trò của các hội hiệp hội trong triển khai chương trình OCOP, khai thác và phát triển sản phẩm của địa phương gắn với bảo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống, danh tiếng của cộng đồng; nguồn vốn thực hiện là vốn ngân sách thành phố theo quy định hiện hành.
     Lê Phương
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây